Mật ong rừng khác mật ong nuôi

Mật ong rừng khác mật ong nuôi

Thứ Năm, 22/10/2015, 22:24 GMT+7

1. Màu sắc

Mật ong rừng: có nhiều màu sắc khác nhau bởi nó phụ thuộc vào từng mùa, từng thời gian người ta tiến hành khai thác mật (ví dụ như:khai thác vào tháng 3 mật có màu vàng nhạt, vào tháng 4-5 vàng sậm, còn tháng 6 lại đen). Màu mật còn tùy thuộc vào từng loại ong (Nếu là loài ong ruồi ở trong rừng thì mật có màu vàng tươi, còn nếu là 1 loại ong to màu đen thường sẽ cho ra loại mật màu đỏ sậm).

Mật ong nuôi:có màu sắc đa dạng bởi nó phụ thuộc vào các loại hoa, nên có màu từ vàng nhạt cho đến đen. Ong nuôi khi vào mùa không có hoa được người nuôi cho ăn bằng đường thì sẽ có màu mật rất nhạt.
mật ong rừng khác mật ong nuôi 2

2. Độ đặc và loãng của mật ong rừng

Mật ong rừng hay Mật ong nuôi có độ đặc hay loãng khác nhau cũng tùy thuộc vào từng thời điểm khai thác. Độ đặc loãng được phân chia theo từng tháng như sau: tháng 3 thường loãng, tháng 4-5 đặc hơn, tháng 6 đặc.
Nhưng mật ong rừng thường loãng hơn so với mật ong nuôi.

Mật ong nuôi cũng thế, đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào loại hoa và thời điểm khai thác! (ví dụ Mật Nhãn thường đặc vừa phải, Mật Cúc Quỳ lại rất đặc).

3. Bị đóng đường (quá trình kết tinh)

Mật ong rừng: Rất dễ bị đóng đường, nhất là vào thời điểm mùa đông. Đặc biệt mật để trên một năm rất dễ bị kết tinh.

Mật ong nuôi: Vẫn bị kết tinh, nó tùy thuộc vào từng loại hoa mà ong lấy mật. Nếu mật ong nuôi còn tươi, chưa qua quá trình làm sạch thì dễ bị đống đường.

 

Xem thêm mật ong nguyên chất: https://matong.com.vn/mat-ong-nguyen-chat.html

Xem thêm: http://inanmoichatlieu.com/lua-chon-mua-sam.html

Xem thêm: Trao đổi mua sắm


Tags:

mật ong, công dụng của mật ong, mật ong nguyên chất, sử dụng mật ong, tác dụng mật ong, mật ong rừng, mật ong nuôi

Mật ong nguyên chất

MatOng.com.vn / Mật ong nguyên chất